Thời gian làm việc | Thứ 2 đến Thứ 6 : 16h00 - 19h30 | Thứ 7 : 7h00 - 11h00.
0988 752 725- Trang chủ|Bệnh tim mạch|Các Kỹ thuật chẩn đoán
Các Kỹ thuật chẩn đoán
ĐO ĐIỆN TIM HOLTER 24G
Holter là thiết bị y khoa ghi lại hoạt động điện của tim giống như máy đo điện tim ECG. Máy đo điện tim chỉ ghi lại được trong vài giây nhưng Holter có thể ghi lại được đến 7 ngày vì vậy có thể chẩn đoán được những rối loạn nhịp xảy ra không thường xuyên trong ngày.
Bác sĩ sử dụng các thiết bị này để chẩn đoán rối loạn nhịp tim như tim đập quá nhanh, đập quá chậm, hay đập không đều.
Holter cũng được dùng để chẩn đoán thiếu máu cơ tim không triệu chứng – tình trạng là máu đến nuôi cơ tim không đủ.
Holter có thể dùng để kiểm tra xem việc điều trị loạn nhịp tim hay thiếu máu cơ tim đạt được hiệu quả chưa.
Holter ECG có kích thước nhỏ, bệnh nhân mang theo người mà vẫn hoạt động làm việc bình thường.
Bác sĩ thường chỉ định cho những bệnh nhân đeo Holter khi có các rối loạn sau đây:
- Ngất hay đôi khi cảm giác chóng mặt. Holter được sử dụng khi các nguyên nhân khác rối loạn nhịp tim đã được loại trừ.
- Đánh trống ngực tái phát thường xuyên không rõ nguyên nhân. Đánh trống ngực là cảm giác tim đập mạnh, đập nhanh, đập bất ngờ hay rung động ở ngực.
- Khi đang điều trị rối loạn nhịp. Để xem đáp ứng của điều trị như thế nào.
Bác sĩ sẽ thăm khám trước khi quyết định cho bạn mang Holter, sau đó gắn thiết bị trên người bạn và hướng dẫn cách sử dụng. Sau khi ghi xong 1 ngày hoặc 2 ngày, bạn sẽ gửi trả lại thiết bị để Bác sĩ đọc kết quả trên máy vi tính.
Kết quả có thể cho biết chính xác rối loạn nhịp tim của bạn là gì, có nguy hiểm không ? Khi phát hiện các rối loạn nhịp tim nguy hiểm đến tính mạng hay dễ đưa đến các biến chứng, Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị.
Đo Holter ECG thì không gây đau và không có nguy hiểm cho bệnh nhân.