Thời gian làm việc | Thứ 2 đến Thứ 6 : 16h00 - 19h30 | Thứ 7 : 7h00 - 11h00.
0988 752 725- Trang chủ|Tin tức|PHÒNG CHỐNG COVID-19
PHÒNG CHỐNG COVID-19
COVID-19: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Chẩn đoán
Theo các hướng dẫn hiện nay của Bộ Y tế, có các trường hợp là: “ca bệnh nghi ngờ”, “ca bệnh có thể” và “ca bệnh xác định”, cùng với các trường hợp chẩn đoán phân biệt, và có các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Ca bệnh nghi ngờ bao gồm một trong các trường hợp sau:
- Sốt và viêm phổi hoặc viêm phổi kẽ hoặc hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh X-Quang mà không lý giải được bằng các nhiễm khuẩn hoặc nguyên nhân khác, và:
- Sống hoặc đi du lịch đến vùng dịch tễ có bệnh trong 14 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng;
- Hoặc tiếp xúc với người bệnh có sốt và nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính chưa rõ nguyên nhân xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi du lịch đến vùng dịch tễ có bệnh.
- Sốt và có các triệu chứng bệnh lý hô hấp (ho, khó thở…) và:
- Tiền sử đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế ở vùng dịch tễ hoặc đã xác định có ca bệnh;
- Hoặc tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi bị bệnh, động vật hoang dã ở các vùng dịch tễ trong vòng 14 ngày.
- Sốt hoặc có các triệu chứng hô hấp và khởi phát trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với trường hợp có thể hoặc khẳng định mắc bệnh.
Ca bệnh có thể: Khi có các bằng chứng về lâm sàng và dịch tễ
- Bằng chứng dịch tễ: Người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm, bao gồm những người chăm sóc người bệnh: Nhân viên y tế, người bệnh cùng phòng, những người sống chung với người bệnh, người nhà chăm sóc, khách thăm bệnh trong thời gian có biểu hiện bệnh.
- Bằng chứng lâm sàng: Người bệnh có các dấu hiệu lâm sàng, X-Quang hoặc xét nghiệm giải phẫu bệnh của bệnh lý nhu mô phổi (ví dụ như viêm phổi hoặc ARDS) phù hợp với định nghĩa ca bệnh nghi ngờ ở trên, và:
- Không được khẳng định bằng xét nghiệm
- Không lý giải được bằng các nhiễm khuẩn hoặc căn nguyên khác.
Ca bệnh xác định:
Là ca bệnh có biểu hiện lâm sàng như đã nêu trên và được khẳng định bằng xét nghiệm Real time RT – PCR.
Chẩn đoán phân biệt:
Cúm A/H1N1, A/H5N1, SARS-CoV, MERS-CoV hoặc viêm phổi không điển hình do các căn nguyên khác như virus hợp bào hô hấp (SRV), adenovirus, mycoplasma,…
Xét nghiệm cận lâm sàng:
Real time RT-PCR bệnh phẩm dịch đường hô hấp, đàm, dịch nội khí quản.
Nguyên tắc điều trị
- Ca bệnh nghi ngờ hoặc ca bệnh có thể: Khám ở phòng cách ly tại bệnh viện, lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm chẩn đoán xác định
- Ca bệnh xác định: chỉ định nhập viện theo dõi vào phòng cách ly hoàn toàn
- Tiêu chuẩn xuất viện: Hết sốt ít nhất 3 ngày, toàn trạng tốt
- Điều trị triệu chứng, phát hiện và xử lý kịp thời suy hô hấp, suy thận, suy đa tạng
Bài viết liên quan
23/3/2020: Bệnh nhân tim được cảnh báo về rủi ro từ coronavirus
Những người mắc bệnh tim dường như có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn do bệnh coronavirus 2019 (COVID-19). Bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) đang bắt đầu tấn công tại nhà đối với nhiều người ở Mỹ. Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại nó là một đại dịch trong tuần này, vì dịch bệnh hiện đang lan rộng trên toàn cầu. Cộng đồng đang làm việc cùng nhau để hạn chế sự lây lan của nó. Các trường học sắp kết thúc, các hội nghị và sự kiện công cộng đang bị hủy bỏ ngay cả các môn thể thao chuyên nghiệp và đại học đã hủy bỏ các giải đấu hoặc đình chỉ mùa giải của họ
24/3/2020: Bệnh nhân được khuyến khích tiếp tục dùng thuốc điều trị huyết áp và suy tim trong bối cảnh lo ngại về coronavirus
Đại học Tim mạch Hoa Kỳ cùng với Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Suy tim Hoa Kỳ đã ban hành một tuyên bố chung vào ngày 17 tháng 3 để giải quyết mối lo ngại về coronavirus và một nhóm thuốc gọi là thuốc đối kháng renin angiotensin (RAAS), thường được dùng cho bệnh nhân bị huyết áp cao hoặc suy tim
26/3/2020: Chích ngừa cúm cũng bảo vệ tim
Nếu bạn bị bệnh tim hoặc bị đột quỵ, cúm có thể nghiêm trọng. Đó là bởi vì bạn có nhiều khả năng phát triển các biến chứng liên quan đến cúm. Tiêm phòng cúm hàng năm là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm.